Xem video trong bài viết này để hiểu thêm về Khủng Hoảng Kinh Tế và những điều bí mật được giấu kín.
Mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất, kinh tế thế giới lại rung động. Chỉ mới 10 ngày đầu năm 2016, 2.500 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu (riêng chứng khoán Trung Quốc là 1.800 tỷ USD). Nhiều nhà kinh tế đã lên tiếng cảnh báo, nền kinh tế thế giới đang tiến sát tới “bờ vực khủng hoảng”.
Người ta đã gắn các cuộc khủng hoảng tài chính với chu kỳ tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Lần gần đây nhất với việc tăng lãi suất năm 2004 – 2006 đã làm rủi ro thị trường dưới chuẩn của Mỹ tăng lên, dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Xem thêm bài viết: Đại khủng hoảng, suy giảm, cơ hội
Video bí mật về khủng hoảng kinh tế
Nội dung chính:

- 00:00 – Start
- 00:21 – Mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất, kinh tế thế giới lại rúng động
- 04:31 – Quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế tổng thể
- 10:22 – Cơ chế nới lỏng – siết chặt: bản chất thật sự của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
- 15:43 – Chu kỳ tăng lãi suất 2016 – 2020: dự báo một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới
1. Chu kỳ tăng lãi suất 1980 – 1982 – 1986
Tháng 06/1981, FED đã tăng lãi suất 20% và giảm phát hành từ 12,5% xuống 1,1% vào năm 1986. Lạm phát đã được đẩy lùi. Nhưng chính chu kỳ nâng lãi suất này đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công tại các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1980 được xem là cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng đều không tránh khỏi vòng xoáy này: Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986, 1987) và Ecuador (1982, 1984). Nguyên nhân là do họ đã đi vay rất nhiều USD giá rẻ từ Mỹ. Khi FED tăng lãi suất thì các quốc gia đó trở thành vỡ nợ.
2. Chu kỳ tăng lãi suất 1994 – 1997
Chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất cho vay xuống thấp) và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vì đầu tư ở trong nước nhận được mức lãi suất thấp. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn.

Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á để hưởng mức lãi suất cao hơn. Trong giai đoạn 1990 – 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5 lần, từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn này, chiếm tới 60% tổng vốn.
Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài, đó là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn – dưới một năm.
Đến năm 1994, FED đã tăng lãi suất lên gấp đôi: Từ 3% lên 6%/năm. Đến 1997, các nhà đầu cơ Mỹ đã thực hiện liệu pháp “bán khống” làm cho các thị trường chứng khoán từ Thái Lan đến Hàn Quốc, từ Indonesia đến Hongkong sụp đổ. Cuộc khủng hoảng đã làm châu Á thiệt hại khoảng 3.000 tỷ USD.
3. Chu kỳ tăng lãi suất 2004 – 2007

Sau cuộc khủng hoảng châu Á, FED đã duy trì lãi suất siêu thấp 1% khá dài. Trong thời gian đó, các nước đã vay nợ với mức độ khủng khiếp ước tính khoảng 55.000 tỷ USD. Dù vay ở Mỹ hay ở ngoài nước Mỹ đều được tính nợ bằng USD.
Hiện tượng đô la hóa nợ càng làm cho FED có cơ hội phát hành đồng USD dồi dào, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2002, FED bắt dầu tăng lãi suất lên 2,5% và đến năm 2004 lên đến 5,5%. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà dất dưới chuẩn bùng nổ. Cuộc khủng hoảng này ước tính thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, nhưng FED đã in thêm 16.000 tỷ USD cùng với 4.000 tỷ USD ngân sách của các quốc gia được huy động để cứu trợ ngành ngân hàng.
Quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế
Đến đây các bạn có thể đặt câu hỏi: Tại sao mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lại gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng? Quy luật cho các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là gì? Điều gì đằng sau cánh cửa lấp lánh của hệ thống tài chính trên toàn thế giới? Để giải thích được vấn đề này, chúng ta phải tìm hiểu cách thức vận hành của hệ thống tài chính.

Các sự thật hiển nhiên được thừa nhận là:
Sự thật thứ nhất:
Toàn bộ hệ thống kinh tế của chúng ta dựa trên nợ. Không có nợ, có rất ít hoạt động kinh tế xảy ra. Chúng ta cần vay tiền để mua nhà của chúng ta, chúng ta cần vay tiền mua ô tô và cần thẻ tín dụng để mua sắm trong mùa lễ.
Sự thật thứ hai:
Vậy thì tất cả nợ nần đến từ đâu? Nó đến từ các ngân hàng. Các ngân hàng in các tờ tiền giấy ra để chúng ta vay nợ làm ăn kinh doanh, mà trong thuật ngữ của ngành ngân hàng được gọi là giấy bạc ngân hàng (bank note). Các bạn có thể nói rằng các ngân hàng lấy từ từ người này cho người khác vay.
Nhưng sự thật là sau khi chế độ bản vị vàng – chế độ mà người dân có thể đem những tờ tiền giấy đến hệ thống ngân hàng để đổi lấy số vàng & bạc tương ứng được ghi – bị loại bỏ theo cam kết tại Hiệp định Bretton Woods vào năm 1971, thì gần như tất cả các đồng tiền trên hành tinh này đang vị kiểm soát bởi hệ thống ngân hàng trung ương. Nếu các bạn mạng một tờ tiền không do ngân hàng trung ương in ra đem đi thanh toán thì các bạn phạm tội in tiền giả và phải đi tù. Không có hành động in tiền giấy của hệ thống ngân hàng thì không hề có bất cứ đồng tiền nào trong lưu thông.
Sự thật thứ ba:
Chính sách phát triển kinh tế mà các nước thực hiện được “rao giảng” hằng ngày trên phương tiện truyền thông và trong các trường học là in tiền – hạ lãi suất cho vay xuống để người dân dễ dàng vay tiền kinh doanh làm ăn. Chuyên gia kinh tế Geoffrey Pike đưa ra con số cụ thể hơn khi đề cập đến việc lượng USD đang lưu chuyển trên thế giới không lý giải được nguồn gốc cụ thể đã lên tới 200.000 tỷ USD. Dĩ nhiên không có chuyện tiền được bơm miễn phí cho người dân mà người dân phải trả một khoản lãi suất được cho là chi phí hợp lý của việc đi vay tiền.
Cơ chế nới lỏng – siết chặt
Bản chất thật sự của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Xem thêm bài viết FED và chu kỳ “xén lông cừu”
Đến đây chắc các bạn đã hiểu nguyên nhân xâu xa của các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Đó là nằm ở cơ chế vận hành gồm 2 chính sách kế tiếp nhau – nới lỏng và siết chặt – tạo thành một vòng khâu, bắt đầu từ việc in tiền và kết thúc bằng cuộc khủng hoảng tài chính.

Bước 1: Hạ lãi suất
Với lý do kích thích nền kinh tế phát triển các ngân hàng trung ương hạ lãi suất cho vay – in tiền để người dân vay nợ kinh doanh làm ăn. Mọi người hồ hởi vay tiền giá rẻ mua bán mà quên đi gánh nặng phải trả nợ. Các giao dịch được thực hiện liên tục, nhu cầu mua bán cao hơn bình thường do lượng tiền dư thừa được tung ra làm giá cả hàng hóa tăng lên – điều mà chúng ta hay gọi là lạm phát, gây ra trạng thái bong bóng kinh tế.
Bước 2: Nâng lãi suất
Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bong bóng, với lý do kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương thực hiện các biện pháp hút đồng tiền trong lưu thông về và nâng cao lãi suất. Các bạn nhớ cho rằng bản chất là không hề có đủ tiền để tất toán toàn bộ các khoản nợ và người dân phải mắc những món nợ mới để trả những món nợ cũ. Khi đó nếu lượng tiền mặt bị thiếu hụt và chi phí đi vay – lãi suất ở mức cao thì việc vỡ nợ và phá sản là đương nhiên.
Ai được hưởng lợi trong quá trình này: chính là các ngân hàng vì trong điều kiện các khoản vay nếu người vay không trả được nợ anh ta phải thế chấp bằng một tài sản thật. Nhưng điều đáng buồn là việc anh ta không biết rằng việc vỡ nợ của anh ta là không hề tránh khỏi! Rốt cuộc, người chịu thiệt ở đây luôn là người dân khi phải sung tài sản cho các ông chủ nhà bằng!
Nguồn Spiderum
Video nhiều thông tin hay và chất lượng
quan trọng là phải biết thông tin nào hữu ích để nạp vào thành kiến thức
khủng hoảng và suy thoái cũng là lúc tốt nhất để học tập và nâng tầm bản thân