Bong bóng hoa Tulip, hay còn gọi là hội chứng hoa Tulip là một giai đoạn trong Thời kỳ hoàng kim của Hà Lan, giá thỏa thuận của một củ tulip khi ấy mới xuất hiện tăng vọt một cách bất thường từ năm 1634 rồi bất ngờ sụp đổ vào tháng 2 năm 1637. Bong bóng hoa Tulip là bài học quý giá dành cho các nhà đầu tư, đầu cơ khi tham gia bất cứ thị trường tài chính, kinh tế nào đang diễn ra ngày nay và cả tương lai.
Xem thêm bài viết: Thao túng thế giới
Bóng bóng hoa tulip là gì?
Hội chứng hoa tulip là một trong những bong bóng thị trường nổi tiếng nhất mọi thời đại. Hội chứng này xảy ra ở Hà Lan vào đầu những năm 1600, khi giá của hoa tulip bị đẩy lên đến cực điểm do hoạt động đầu cơ.

Ở mức giá cao nhất, giá một củ hoa tulip gấp 6 lần thu nhập cả năm của một người bình thường.
Ngày nay, hội chứng hoa tulip giống một câu chuyện ngụ ngôn cho những cạm bẫy mà sự tham lam và đầu cơ quá mức có thể tạo ra.
Hội chứng hoa tulip trở nên nổi tiếng nhờ cuốn sách bởi nhà văn người Scotland thế kỷ 19 Charles Mackay. Ông không được coi là một nhà sử học, nhưng những câu chuyện sống động của ông đã thu hút sự chú ý của mọi người.
theo cựu giáo sư kinh tế Earl A. Thompson của UCLA, giá hoa tulip tăng 20 lần từ tháng 11 năm 1636 đến tháng 2 năm 1637, rồi giảm 99% vào tháng 5 năm 1637.
Giáo sư Anne Goldgar tại đại học King’s College London trên thực tế đúng là có sự mất giá nghiêm trọng của hoa tulip. Nhưng hiệu ứng của nó không tệ như trong những câu chuyện nổi tiếng và lời đồn thổi.
Diến biến hội chứng hoa Tulip
#1 Giai đoạn mới xuất hiện
Hoa tulip lần đầu xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ 16 thông qua các tuyến đường giao thương. Loài hoa này ngay lập tức hấp dẫn người dân bản địa vì bề ngoài khác biệt so với các loài hoa bản địa. Vì thế, hoa tulip trở thành mặt hàng xa xỉ và là biểu tượng cho sở thích sành điệu của giới nhà giàu. Giới trung lưu của xã hội Hà Lan lúc bấy giờ cũng tìm mua hoa tulip để sánh ngang những người hàng xóm giàu có. Điều này khiến cho giá bán hoa tulip vô cùng đắt đỏ.
Theo Tạp chí Smithsonian, người Hà Lan đã biết được rằng hoa tulip có thể phát triển từ hạt hoặc chồi mọc trên củ cây mẹ. Một củ phát triển từ hạt sẽ mất từ bảy đến 12 năm trước khi ra hoa, trong khi củ mọc trên củ của cây mẹ có thể ra hoa vào năm sau. Củ hoa tulip hiếm thực chất là một loại hoa tulip có hoa văn sọc, nhiều màu chứ không phải một màu duy nhất. Những củ hoa tulip hiếm này được ví như chất xúc tác dẫn đến nhu cầu đối với hoa tulip hiếm ngày càng tăng, qua đó, đẩy giá thị trường lên cao.
#2 Giai đoạn hoạt động đầu cơ bùng nổ
Năm 1634, trào lưu mua hoa lan rộng khắp đất nước Hà Lan. Thư viện Kinh tế và Tự do đã viết, “Cơn cuồng loạn của người Hà Lan muốn sở hữu củ hoa tulip lớn đến mức ngành công nghiệp bình thường của đất nước bị bỏ bê, và số lượng lớn dân số Hà Lan thời kỳ bấy giờ đã tham gia vào việc buôn bán hoa tulip.” Tình trạng đầu cơ đã đẩy giá trị của củ tulip lên cực điểm.
Nhiều bông hoa tulip có giá bán trong khoảng 50.000 – 150.000 USD. Giá giao dịch đỉnh điểm của một củ tulip được ghi nhận bằng 6 lần thu nhập hằng năm của một người bình thường. Những bông hoa tulip hiếm chất lượng cao nhất được giao dịch với giá tương đương 750.000 USD giá trị ngày nay.
Vào thời điểm đó, dường như mọi người kiếm tiền chỉ đơn giản bằng cách sở hữu một số củ tulip quý hiếm. Nhiều người tin rằng: giá chỉ hoa tulip chỉ có thể tăng lên”; “niềm đam mê hoa tulip sẽ tồn tại mãi mãi.”
Mọi người bắt đầu mua hoa tulip bằng đòn bẩy tài chính, sử dụng các hợp đồng phái sinh ký quỹ để mua nhiều hơn mức họ có thể chi trả. Đến năm 1636, nhu cầu buôn bán hoa tulip lớn đến mức các trung tâm buôn bán thường xuyên được mở ở Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam, Rotterdam, Harlem và các thị trấn khác.

#3 Giai đoạn bong bóng tan vỡ
Nhưng cũng nhanh chóng như khi nó bắt đầu, niềm tin trên thị trường bắt đầu tiêu tan. Vào tháng 2/1637, giá hoa tulip bất ngờ giảm. Phần lớn nguyên nhân của sự sụt giảm nhanh chóng này là do các nhà đầu tư lúc bấy giờ đã mua các củ tulip theo hình thức tín dụng. Họ hy vọng sẽ trả được khoản vay và kiếm lãi sau khi bán các củ tulip.
Vào cuối năm 1637, bong bóng đã vỡ. Người mua thông báo họ không thể trả mức giá cao như đã thỏa thuận trước đó và thị trường sụp đổ. Các nhà buôn bắt đầu hoảng loạn khi giá của củ tulip giảm xuống chỉ còn 1% so với trước và thậm chí nhiều thời điểm còn giảm sâu hơn. Các chủ sở hữu buộc phải thanh lý các củ tulip đang nắm giữ với bất kỳ giá nào. Lợi nhuận ảo trên các hợp đồng giao dịch bị xoá sạch. Đến năm 1638, hoa tulip đã trở về mức giá khi nó mới xuất hiện.
Tác động của sự kiện bong bóng hoa Tulip
Hiện tượng này thực chất không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thịnh vượng của một cường quốc kinh tế và tài chính hàng đầu thế giới vào thế kỉ 17 như Cộng hoà Hà Lan. Người Hà Lan thậm chí còn ghi nhận mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, nó đã làm suy yếu kỳ vọng của xã hội và phá hủy các mối quan hệ được xây dựng dựa trên lòng tin, sự sẵn lòng và khả năng thanh toán. Việc không giải quyết được các tranh chấp cá nhân liên quan đến vấn đề mua bán tulip còn buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc.
Chính quyền trung ương đã giao trách nhiệm giải quyết các hợp đồng đang tranh chấp cho chính quyền địa phương để đảm bảo sự công bằng. Vào tháng 4 năm 1637, tòa án Hà Lan quyết định đình chỉ tạm thời tất cả các hợp đồng mua bán. Điều này nhằm tạo điều kiện cho các thẩm phán thành phố có thể thu thập đầy đủ thông tin để giải quyết các tranh chấp tại địa phương.
Mặc dù quyết định của quốc hội trung ương mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng các thành phố đã hành động một cách chậm chạp và dẫn đến thiệt hại lớn cho người trồng. Phải mất hơn một năm sau đó, hội đồng thành phố Haarlem mới ra phán quyết hủy bỏ tất cả các hợp đồng với giá 3,5% so với giá ban đầu vào tháng 5 năm 1638. Quyết định này sau đó đã được các thành phố khác thông qua.
VideoHội Chứng Hoa Tulip
Bong Bóng Kinh Tế Đầu Tiên Trong Lịch Sử
Nhìn lại tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, chúng ta có thể nhận thấy sự xuất hiện của một loạt bong bóng tài chính. Chẳng hạn như Bong bóng cổ phiếu Công ty South Sea của Anh năm 1720 – Cuộc khủng hoảng đã khiến thiên tài Newton viêm màng túi, hãy cuộc Đại khủng hoảng thị trường phố Wall năm 1929 và tất nhiên không thể thiếu Hội chứng Hoa tulip, thảm hoạ kinh tế đã khiến người dân Hà Lan điêu đứng vào thế kỷ 17.
Video Bong bóng Hoa Tulip
Bong bóng Hoa Tulip khiến Quý tộc biến thành ăn mày – Có phải cái kết cho Hoa Lan?
Trong video này, chúng ta sẽ cùng nhau nhìn lại cuộc đại khủng hoảng hoa tulip đã xảy ra trong lịch sử tại đất nước Hà Lan xinh đẹp. Liệu có phải Hoa lan ở VN cũng sẽ có kết quả tương tự?
Nguồn Wikipedia, Người thành công, Kiến thức thú vị
giờ bong bóng lan đột biến Việt Nam còn đỉnh hơn nhiều