Bên cạnh hàng loạt ngân hàng nước Mỹ phá sản trong tháng 3 như Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank thì tại Thụy Sĩ một ngân hàng có tuổi đời 167 năm cũng đã sụp đổ đó là Credit Suisse. Cùng Bùi Ngọc Tú nhìn lại bức tranh tổng thể về sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ và hiểm thêm về các điểm mấu chốt cần lưu ý với các nhà đầu tư.
Credit Suisse sụp đổ
Credit Suisse – đại gia ngân hàng Thụy Sĩ – rời khỏi cuộc chơi của giới liên ngân hàng vì không kiểm soát được rủi ro và chậm thay đổi sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Vào năm 2022, Credit Suisse là ngân hàng đứng thứ 2 ở Thụy Sĩ sau UBS và quản lý số tài sản trị giá khoảng 580 tỷ USD.

Ngày 19 tháng 3, ngân hàng lớn nhất tại Thụy Sĩ – UBS thành công trong việc thỏa thuận mua Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD. Thỏa thuận này đã chấm dứt 167 năm tồn tại của Credit Suisse với tư cách một tổ chức độc lập. Ngân hàng này từng đối đầu trực tiếp với các gã khổng lồ phố Wall và vốn hóa có thời điểm đạt gần 100 tỷ USD.
Nguyên nhân cốt lõi của sự sụp đổ này?
Ngân hàng Credit Suisse vốn dĩ có rất nhiều tiền sử trước đó về các khoản phạt liên quan đến rửa tiền, sử dụng tài sản mà họ quản lý không đúng mục đích, và rất nhiều phi vụ lình xình khác từ nhóm thành viên quản trị và điều hành. Để hiểu thêm về sự sụp đổ hệ thống tài chính lớn của Châu Âu này hãy cùng Tú tìm hiểu tiếp nhé.
Diễn biến khủng hoảng tại Credit Suisse

Vụ việc bỗng nhiên phình to khi ngân hàng 167 năm tuổi này bỗng công bố việc họ nhận thấy có những điểm yếu đáng kể trong báo cáo tài chính năm 2021 và 2022 có thể dẫn đến khả năng cho ra những thông tin sai về kết quả tài chính. Ngay sau đó thì Ngân hàng quốc gia Ả Rập Saudi – người sở hữu lớn nhất của Credit Suisse, cũng tuyên bố sẽ không mua thêm bất kỳ cổ phiếu nào của Ngân hàng Thụy Sĩ này nữa.
Năm 2021 Credit Suisse báo cáo lỗ 1,72 tỷ USD trong năm 2021 và 8 tỷ USD trong năm 2022. vào tháng 7 năm ngoái thì ngân hàng này cũng vừa thay CEO và vào tháng 10 sau đó trên mạng xã hội bắt đầu đưa ra các thông tin quan ngại về tình hình sức khỏe tài chính của Credit Suisse. Ngân hàng này phải đối mặt với làn sóng rút tiền ào ạt sau đó mặc dù sau đó công ty tuyên bố đã giải quyết được việc này.
Video về ngân hàng Credit Suisse sụp đổ
Một tuần sau sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank của Mỹ, sự hoảng loạn lại bao trùm các cổ phiếu ngân hàng toàn cầu khi định chế tài chính hàng đầu ở châu Âu – Credit Suisse lộ dấu hiệu bất ổn.
Cụ thể, trong sáng 15-3-2023 giá cổ phiếu của Credit Suisse – ngân hàng lớn thứ hai tại Thụy Sĩ – lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 2 franc Thụy Sĩ (2,18 USD). Giá trị của ngân hàng thuộc nhóm 30 ngân hàng “lớn đến mức không thể phá sản” khi đó chỉ còn chưa đầy 6,7 tỉ franc (tương đương 7,25 tỉ USD). Điều này làm nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, điều gì đang xảy ra với ngân hàng Credit Suisse?
Sau đó sự sụp đổ của các ngân hàng như Signature, Silicon Valley và Credit Suisse.. bắt đầu tạo ra những quan ngại lớn với các nhà đầu tư vì họ lo ngại mọi thứ sẽ xấu đi nhanh chóng trong phim vi toàn cầu.
Ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse

Một vài điểm chính xung quanh việc mua lại :
- Việc mua lại ngân hàng thứ 2 của Thụy Sĩ này sẽ khiến tổng tài sản quản lý của UBS tăng lên đáng kể và sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhóm ngân hàng hàng đầu khác như Goldman Sachs của Mỹ hay Deutsche Bank của Đức.
- Có khoảng 17 tỷ USD trái phiếu AT1 sẽ không được trả lại tiền trong phi vụ mua lại này. Các trái phiếu thu thuộc loại rủi ro. Đây cũng là phi vụ thua lỗ về trái phiếu lớn nhất. Chúng ta cần biết rằng AT1 là trái phiếu rủi ro được phát hành bởi ngân hàng. Thị trường trái phiếu rủi ro AT1 này ở châu Âu có trị giá khoảng 275 tỷ USD. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý ở đây là cổ phiếu thường mất giá trị trước so với trái phiếu trong trường hợp công ty phá sản hay tăng vốn khi bị mua lại. Việc quyết định với thỏa thuận gây bất lợi cho các nhà đầu tư vào trái phiếu AT1 như vậy khiến cho cả thị trường thực sự choáng váng.
- Lưu ý AT1 được ra đời và giới thiệu ở Châu Âu trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và với mục đích ban đầu là để hấp thụ các rủi ro khi ngân hàng bắt đầu đổ vỡ. Và hiện nay nó đang làm đúng vai trò của mình nhưng sẽ là việc không một ai muốn xảy ra. Mặc dù các nhà đầu tư trái phiếu này luôn được nhắc nhở rằng đây là loại trái phiếu rủi ro cao và phục vụ cho trường hợp đặc biệt như việc ngân hàng bắt đầu sụp đổ.
- Lý do là vì việc mua lại này cũng không trả lời được cho câu hỏi quan trọng là các rủi ro tiếp theo đang nằm ở đâu, ở ngân hàng nào, dưới hình thức gì và liệu các nhà đầu tư có đủ an tâm để tiếp tục giữ tiền ở các ngân hàng khi mà thực sự chúng ta cũng chẳng biết quả bom tiếp theo đang nằm ở đâu.
- Tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay như hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ vậy.
Hệ thống Ngân Hàng Thụy Sĩ rung chuyển
Điều gì đang khiến hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ rung chuyển?
Các ngân hàng Thụy Sỹ vốn nổi tiếng với dịch vụ kín kẽ và bảo mật dành cho giới nhà giàu trên khắp thế giới. Song, thời gian gần đây hệ thống ngân hàng nước này đã và đang vấp phải những chệch choạc nhất định khi bị tố là nơi rửa tiền bẩn, đặc biệt là “từ bỏ thế trung lập” khi phong toả tài sản của các tỷ phú Nga.
Chính vì thế, họ đang dần bị chính khách hàng quay lưng – mang tiền sang gửi ở những nơi “an toàn” hơn như Dubai. Đối mặt với những khó khăn đó, hệ thống ngân hàng và Chính phủ Thuỵ Sĩ nên làm gì để vớt vát vị thế của mình?
TÓM LẠI
Dù tiền của bạn để ở bất cứ đâu cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro, cho dù là ngân hàng, định chế tài chính hay bất cứ nơi nào… đều có thể mất trắng. Hãy trang bị kiến thức và phân bổ đầu tư để tránh gặp phải những trường hợp gặp sự cố không đáng có.
Tri thức là tài sản lớn nhất mà bạn nên trang bị, Bùi Ngọc Tú chúc bạn thành công và vững bước trên hành trình đã chọn!
Tham khảo: Exness, Người thành công
Người giàu cũng khổ😂😂
giàu thì sướng chứ khổ gì
miễn là phải khôn hehe😜😜
có tiền thì bỏ trứng vào nhiều giỏ để cho an toàn