FED là từ khóa mà những người quan tâm về đầu tư, giao dịch tài chính đã quá quen thuộc. Fed là gì? Vai trò của FED ra sao mà có sức ảnh hưởng lớn đến như vậy. Hãy cùng BuiNgocTu tìm hiểu cụ thể nhé.
Fed là gì?

FED là Federal Reserve System hay còn được gọi với cái tên là Cục Dự trữ Liên bang, là ngân hàng trung ương Mỹ. FED được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật Federal Reserve Act được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson với mục tiêu duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho nước Mỹ. FED là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền Dollar Mỹ và đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia khác.
FED là một trong số ít những ngân hàng trung ương trên thế giới không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ. FED không phục vụ cho bất kì phe phái nào mà chỉ phục vụ người dân và các lợi ích công cộng. FED cũng là nơi duy nhất được quyền đưa ra các quyết định về tăng giảm lãi suất của Dollar MMỹ. Chính điều này đã tác động trực tiếp sức mạnh của đồng Dollar, gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại của Mỹ. Hơn nữa Dollar cũng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế nên nhiều mặt hàng quan trọng như dầu, vàng đều được định giá bằng Dollar Mỹ nên việc kiểm soát đồng Dollar Mỹ của FED khiến thị trường toàn cầu bị kiểm soát gián tiếp, vậy nên quyết định của FED sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới.
Vai trò của Fed
Bản chất và vai trò chính của FED theo Federal Reserve Board (Hội đồng Thống Đốc) là:
- Thi hành các chính sách tiền tệ quốc gia với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá, hài hoà lãi suất dài hạn bằng tác động đến các điều kiện tiền tệ và tín dụng.
- Theo dõi, giám sát và quy định các ngân hàng phải đảm bảo được hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia của các nước phải được an toàn, vững vàng, đảm bảo được quyền lợi của người dân.
- Duy trì sự ổn định của nền kinh tế thế giới và hạn chế các rủi ro hệ thống có thể xảy ra trên thị trường.
- Đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lí tài sản có giá trị, các tổ chức nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ.
Khi FED Tăng Lãi Suất Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thị Trường?
Đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về FED tăng lãi suất, ảnh hưởng thế nào tới các thị trường tài chính
Lãi Suất Của Fed Hiện Nay
Với tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay, FED đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Tại cuộc họp ngày 15/6, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã công bố lãi suất tăng thêm 0,75 điểm phần trăm, đây là mức tăng lãi suất lớn nhất từ năm 1994 cho đến nay. Động thái gần đây nhất của FED là tăng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm tính từ thời điểm đầu năm đến nay, đưa lãi suất tăng lên khoảng 1,5-1,75%. Quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 của FED trong năm nay được đưa ra sau khi lạm phát ở Mỹ được ghi nhận là tăng cao đột biến vào tháng 5 và cũng chưa có dấu hiệu cho thấy hạ nhiệt.
Fed Tăng Lãi Suất Thì Giá Vàng Tăng Hay Giảm?
Vàng là kim loại quý hiếm khá nhạy cảm với lãi suất tăng. Khi FED tăng lãi suất thì giá vàng thường sẽ chịu áp lực giảm. Do lúc này nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ USD với lãi suất cao…
Tác Động Của Fed Đối Với Nền Kinh Tế Thế Giới

FED đã tăng lãi suất và dự báo sẽ tăng lên nữa vào cuối năm 2022. Điều sẽ tác động không tốt tới nền kinh tế khi đang trên đà phục hồi, có thể sẽ đẩy Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới trên 3 phương diện:
- Mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến kinh tế tăng trưởng chậm
- Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ trên toàn thế giới suy giảm
- Đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác sẽ làm cho đồng nội tệ của các nước yếu đi so với USD
Vì sự ảnh hưởng lớn khi tăng lãi suất nên các hàng hóa khi nhập khẩu sẽ đắt hơn, đặc biệt là nhập khẩu xăng dầu. Hơn nữa, tăng lãi suất USD sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước đang phát triển đang cần vốn vì các tổ chức cho vay sẽ đòi trả lãi cao hơn lãi suất khi họ đầu tư an toàn tại Mỹ.
Tác Động Của Fed Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam
Đối với nền kinh tế Việt Nam, việc FED tăng lãi suất cũng có những tác động khá rõ rệt. Hoạt động thương mại của nước ta tăng trưởng chậm lại khi sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu giảm. Nhu cầu hàng hoá, dịch vụ trên toàn cầu giảm cũng làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam và tác động đến sự phục hồi kinh tế của nước ta.
Kể từ khi FED tăng lãi suất, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến nhiều, ảnh hưởng đến huy động các nguồn vốn, uy tín quốc gia; giảm niềm tin của nhà tài trợ, nhà đầu tư, nhiều dự án lớn đội vốn, gây lãng phí, thất thoát tiền của và kém hiệu quả.

FED tăng lãi suất khiến cho đồng USD tăng giá hơn so với đa số các đồng tiền khác và trong đó có VND. Do vậy FED đã tạo sức ép khá lớn lên cặp tiền tệ USD/VND.
FED tăng lãi suất khiến cho lãi suất trong nước cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, chi phí vay vốn cũng như nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng lên, lãi suất huy động chịu nhiều áp lực tăng giá.
Việc tăng lãi suất của FED sẽ tác động đối với dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rủi ro sẽ rút vốn từ các thị trường mới nổi để quay về đầu tư tại thị trường Mỹ hoặc một số thị trường khác để giảm thiểu rủi ro đồng thời hưởng lãi suất cao hơn trước.
Fed Tăng Lãi Suất Ảnh Hưởng Gì Đến Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
FED mới đây tăng lãi suất và dự báo sẽ có thể tăng lên mức 3,1% đến 3,6% vào cuối năm 2022. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất này.
Lãi suất huy động bằng tiền VND sẽ chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm nay, do áp lực của tăng đồng USD và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao.
Lãi suất đồng USD tăng sẽ gây áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước và chính phủ.Theo các số liệu tính toán được , nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm đến 39% GDP vào cuối 2021. Tính thanh khoản của thị trường tài chính quốc tế tiếp tục thắt chặt hơn, điều này đồng nghĩa chính phủ và các doanh nghiệp trong nước khó huy động nguồn vốn nước ngoài và sẽ phải chịu lãi suất cao hơn.
Đồng USD tăng mạnh đã gây ra áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Đồng USD tăng kéo theo tỷ giá USD/VND tăng dần lên. Nhiều chuyên gia nhận định trong thời gian sắp tới kéo dài đến năm 2023 thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chịu áp lực khi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm kỳ vọng tăng trưởng kinh tế. Chứng khoán Việt Nam có thể sẽ cũng bị ảnh hưởng tương tự như vậy trong thời gian sắp tới. Do vậy, các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi đưa ra quyết định trong những phiên giao dịch tiếp theo.
Liệu Tăng Lãi Suất Liên Tục Có Gây Ra Khủng Hoảng Kinh Tế?

Đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về Bí Mật Khủng Hoảng Kinh Tế
Kinh tế Mỹ dự báo năm nay nền kinh tế có thể tăng trưởng 1,7%, nhưng ở thời điểm hiện tại FED cho rằng tăng trưởng chỉ còn ở mức khoảng 0,2%, điều này cho thấy kinh tế giảm tốc rất mạnh trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, lạm phát được dự báo tiếp tục tăng từ 5,2% lên 5,4% cho cả năm nay và lạm phát mục tiêu 2% sẽ chỉ đạt được đến năm 2025.
Ngoài ra, hiện tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đang ở mức 3,7% sắp tới có thể sẽ tăng lên 3,8% thậm chí 4,4% sang năm 2023. Như vậy thất nghiệp sẽ tăng thêm 0,7% trong 12 tháng tới và khi tỷ lệ này tăng thêm 0,5%, các chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy nền kinh tế đang suy thoái.
Với 3 dữ liệu về GDP, lạm phát và thất nghiệp đang cho thấy kinh tế Mỹ đối mặt nhiều nguy cơ kinh tế suy giảm trầm trọng. Nhưng các phân tích cũng cho thấy rằng suy thoái sẽ chỉ diễn ra và kéo dài trong thời gian ngắn, cùng lắm là trong quý 1 và quý 2 năm sau, kinh tế sẽ bật lại trong 2 quý cuối năm 2023.
Để thành công trên thị trường khốc liệt, đầy rẫy khó khăn, các nhà đầu tư cần phải có tư duy nhạy bén, thay đổi và thích nghi với các biến động trên thị trường để đưa ra những quyết định sáng suốt mang lại lợi ích cao nhất nhé. Hy vọng bài viết về FED này sẽ đem lại cho các nhà đầu tư kiến thức bổ ích, giúp hiểu rõ hơn các tác động của FED khi có những chính thay đổi cả nền kinh tế thế giới.
Bài viết có tham khảo dữ liệu từ investing.com, Exness
Fed chính là quyền lực tối cao chi phối nền kinh tế, tài chính toàn cầu
Trong FED còn có FED nữa