Trong vài thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hoá được xem là một tiến trình không thể đảo ngược của lịch sử nhân loại. Rất nhiều chuyên gia cũng công nhận rằng, toàn cầu hoá là một xu hướng quan trọng mang tầm cách mạng hoá.
Nó có thể làm lu mờ biên giới quốc gia, thu hẹp các khía cạnh về kinh tế, chính trị, liên kết các nền văn hoá và đưa toàn nhân loại về một thể đồng nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, toàn cầu hoá cũng là chủ đề gây tranh cãi bởi những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại.
Video mặt trái của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới.
Toàn cầu hóa làm lu mờ đường biên giới, thu hẹp không gian trên các khía cạnh đời sống, kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa của toàn nhân loại. Thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của toàn cầu hóa.
Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” dã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất.
Nhiều người cho rằng”toàn cầu hóa” đã manh nha xuất hiện từ thuở bình minh của loại người.
Trong vài thập kỷ qua, toàn cầu hóa mới thực sự được đánh giá cao và được thúc đẩy ở một tốc độ chă từng có.
Toàn cầu hóa đóng vai trò gì?
- Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng của các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu. VD internet, các kênh truyền hình vệ tinh…
- Việc di chuyển giữa các địa điểm trên toàn cầu cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Du lịch, đầu tư trở nên thuận tiện hơn.
- Các tiến bộ về công nghệ, thông tin khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn.
- Dòng tiền tạo nên các thị trường tài chính mới như thị trường Forex, Crypto.
- Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng.
- Thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân trên toàn thế giới sẽ biết nhiều hơn tới những giá trị văn hóa của các quốc gia khác.
Mặt trái của toàn cầu hóa
- Nhiều người cho rằng, các tác động mà toàn cầu hóa mang lại không đồng nhất.
- Toàn cầu hóa được coi là một từ thay thế cho khái niệm của bá quyền Mỹ hay sự lũng đoạn của các công ty đa quốc gia.
- Khi mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia tăng lên, nhiều vấn đề khác cũng đồng thời phức tạp hơn.
- Toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn ngày càng nhanh hơn.
- Cùng với quá trình khai thai nguyên liệu, lượng khí thái carbon dioxide trên thế giới cũng gia tăng.
- Toàn cầu hóa khiến lãnh đạo các quốc gia bị mông lung vì quyết định của họ có thể tác động đến toàn cầu.
- Toàn cầu hóa đang làm giảm sự khác biệt về mặt văn hóa của các dân tộc.
- Toàn cầu hóa tạo nên nhiều phản ứng tiêu cực. Xung đột văn hóa.
- Toàn cầu hóa khiến vai trò các quốc gia với tư cách là chủ thế chính của quan hệ quốc tế bị suy giảm.
- Toàn cầu hóa là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng sự bất bình đẳng và rạch sâu vào khoảng cách giàu nghèo.