Hiện nay lĩnh vực tiền số ở Việt Nam ngày được nhiều người quan tâm, ngày càng có nhiều người đầu tư đầu cơ giao dịch. Không chỉ riêng Việt Nam mà tại các nước trên thế giới, tiền số đang trở thành xu hướng đầu tư tìm kiếm lợi nhuận hàng đầu.Với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay tiền số được xem như là sẽ dần thay thế các loại tiền khác trong tương lai.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tiền số có được công nhận trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng và có luật cấm mua bán tiền số hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy rõ vấn đề.
Tính hợp pháp về tiền số, tiền ảo tại các nước trên thế giới
Tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều quốc gia trên thế giới đã chấp nhận việc thanh toán bằng Bitcoin và xem nó như một đơn vị tiền tệ chính thống. Điển hình trong đó mà bạn cần biết đấy chính là Nhật Bản. Dưới đây tôi sẽ chia biểu đồ về tính hợp pháp của đồng tiền số Bitcoin trên toàn thế giới.

Bạn có thể quan sát theo màu ký hiệu như sau:
- Màu xanh lá: Hợp pháp
- Màu vàng: Không bị cấm, nhưng cũng không thừa nhận hợp pháp, gây tranh cãi trong cộng đồng.
- Màu đỏ: Luật pháp dị nghị nhiều về Bitcoin.
- Màu xám: Chưa rõ thông tin.
Tiền ảo và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay
Theo Bộ Luật dân sự về Tiền ảo bị cấm ở việt nam, mua bán tiền ảo có bị cấm? Đúng hay sai? Ở nước ta thì chưa có khung pháp lý về tiền ảo, nên tiền ảo nó không được xem là hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm theo hình thức thương mại điện tử. Bitcoin hay các đồng tiền ảo khác không phải là tiền tệ và cũng không phải phương thức thanh toán tại Việt Nam.

Nhưng nhìn vào các hoạt động kinh doanh thương mại tại Việt Nam hiện nay, các giao dịch bằng tiền ảo đang diễn ra rất sôi động và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy vậy thì các tổ chức tín dụng như: VNPay, VinaPay, Smartlink, M_Service, VNPT-EPAY, MobiVi, VietUnion đã được ngân hàng nhà nước cấp phép trong việc thực hiện thí điểm dịch vụ ví tiền ảo hiện nay.
Quy định về tiền ảo ở Việt Nam
Quy định của pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo
Trích từ Quy định của Bộ luật nước ta:
Điều 3: “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Tuy nhiên tiền ảo thì có nộp thuế theo quy định của điều 3 trên không? Thì câu trả lời là “Không? Bởi vì theo luật về tiền ảo ở nước ta thì tiền ảo chưa được công nhận là một loại tài sản hay hàng hóa gì nên không phải nộp thuế, kể cả bạn đầu tư tiền ảo và có thu nhập hàng năm lên đến vài nghìn tỷ USD thì cũng không cần phải nộp thuế tại Việt Nam.
Đầu tư vào tiền ảo có vi phạm pháp luật?
Đầu tư vào tiền ảo mang lại nhiều lợi nhuận cho người tham gia bởi đây là thị trường mới nên rất dễ sinh ra nhiều tài sản (tiền) nhưng cũng chịu nhiều sự rủi ro lớn. Đầu tư tiền ảo chỉ được chấp nhận ở một cộng đồng.
Tại Việt Nam thì vào ngày 21/7/2017, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã gửi công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ về vấn đề tiền ảo: Tiền ảo nói chung là Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Việc sử dụng mua bán các loại tiền ảo tiềm ẩn những rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

Theo quy định luật mới về tiền ảo thì cấm mua bán tiền ảo nếu phát hành, cung ứng, tàng trữ và sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán thì có thể bị xử lý hình sự với tội mua bán tiền ảo trái phép.
Tuy nhiên nếu đổi chúng được từ tiền đô ra tiền mặt (VND) thì không sao. Bởi vì hiện tại có rất nhiều người Việt Nam đang sử dụng tiền ảo và được giao dịch và đổi tiền qua VND. Đặc biệt có rất nhiều hệ thống tiền ảo khác nhau, nên bạn cần hiểu rõ đó là hệ thống tiền ảo nào. Nếu bạn tham gia những hệ thống tiền ảo mà bị nghi ngờ với tội danh rửa tiền thì việc sử dụng tiền ảo có thể vi phạm pháp luật.
Luật tiền ảo ở Việt Nam – Về mua bán
Nói thì như vậy, nhưng trên thực tế hiện nay việc trao đổi, mua bán và đào BTC vẫn diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam. Hiện đã có các sàn tiền ảo uy tín về BTC đặt trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Xét về mục đích mua tiền ảo thì mỗi người sẽ có những mục đích khác nhau:
- Nhiều người nhận thấy rằng tiền ảo sẽ rất tiềm năng trong tương lai nên đã mua dự trữ.
- Một số thì mua với mục đích kinh doanh, ăn lời. Sẽ mua khi giá thấp và chờ giá cao bán ra để ăn sự chênh lệch giá.
- Một số người sẽ tham gia vào các nhóm đào BTC, những mạng lưới đầu tư HYIP.
Nói tóm lại, luật tiền ảo ở Việt Nam hiện nay không cấm, nhưng cũng không ủng hộ sử dụng và đầu tư tiền ảo. Nhà nước đã và đang tiếp tục đưa ra lời cảnh báo về rủi ro cho người dùng trong trường hợp xấu.
Luật tiền ảo ở Việt Nam – Về thanh toán
Theo nghị định số 101/2012/NĐ-CP vào ngày 22/11/2012 về “Thanh toán không sử dụng tiền mặt”. Thì đồng tiền ảo không được công nhận là một phương thức thanh toán. Tóm lại rằng, tiền ảo không được dùng để thanh toán, nếu bạn dùng nó để thanh toán sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt vào khoảng từ 150.000 – 200.000 VNĐ. Chính vì thế, những ai đang có dự định dùng Bitcoin hay bất cứ đồng tiền ảo nào để thanh toán tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại thì điều này là không nên nhé!
Tiền ảo có lừa đảo, đa cấp hay không?
Nói đến điều này thì tôi xin khẳng định luôn rằng “Tiền ảo hoàn toàn không lừa đảo, và cũng không phải là đa cấp” nhé. Nó hoàn toàn công khai và minh bạch, bạn hoàn toàn có thể mua bán tiền ảo tại các sàn tiền ảo uy tín tại Việt Nam hay trên thế giới.

Bạn có biết rằng hiện nay Bitcoin, nó đang được sử dụng rộng rãi. Ngay chính những doanh nghiệp lớn trên thị trường thế giới như Microsoft, Time Inc, Newegg…cũng đang sử dụng nó để giao dịch. Phần lớn những người đang nói rằng tiền ảo lừa đảo hay đa cấp là do họ chưa hiểu biết. Bên cạnh đó thì cũng có một số lý do cụ thể khiến họ nghi ngờ về tiền ảo như sau:
- Khi một người nào đó vừa mới tìm hiểu về tiền ảo, họ chưa có nhiều thông tin nhưng lại muốn mua chúng. Họ cũng chưa có nhiều kiến thức về việc giao dịch nên đã mua ở những nơi không uy tín, không phải sàn chính thống. Khi họ mua tiền ảo, đã chuyển tiền thật nhưng lại không nhận được tiền ảo. Từ đó, họ đã có suy nghĩ rằng tiền ảo là lừa đảo. Nhưng họ đâu biết rằng, lỗi ở đây là chính vì họ không tìm hiểu kỹ thông tin và thiếu hiểu biết.
- Chắc bạn cũng đã từng nghe qua vụ việc Bitconnect và HXT sập sàn đúng không? Đây cũng chính là một trong số các lý do khiến nhiều người có suy nghĩ rằng tiền ảo lừa đảo, đa cấp. Nhưng ở đây là khi đầu tư vào hai đồng coin này thì nhà đầu tư phải bỏ tiền ra mua tiền ảo, sau đó dùng chúng để mua coin hệ thống, từ đó mới nhận lãi bằng USD. Sau đó chúng bị sập thì lại chung quy đổi tội cho tiền ảo là lừa đảo.
Điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây là tiền ảo không lừa ai, cũng không phải đa cấp. Mà ở đây là do một số cá nhân, tổ chức lợi dụng nó để lừa đảo tiền ảo người khác. Các nhà đầu tư phải thật tỉnh táo để lựa chọn cho mình phương thức đúng đắn. Nếu tiền ảo mà lừa đảo thì chắc chắn luật tiền ảo ở Việt Nam đã ngăn cấm sử dụng chúng rồi.
Những lo ngại biến tướng về tiền ảo ở Việt Nam
Thống các số liệu thống kê cho thấy, năm 2017 lượng tìm kiếm từ khóa đồng tiền ảo Bitcoin từ Việt Nam xếp hạng 41 trong danh sách 63 thị trường quan tâm nhiều đến đồng tiền kỹ thuật số này. Theo kết quả khảo sát của CryptoCompare một Công ty nghiên cứu về tiền ảo, thì tính đến cuối tháng 11-2017, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam chiếm gần 80% tổng số hoạt động giao dịch Bitcoin trên toàn thế giới, trong khi Mỹ chỉ chiếm khoảng 20%.

Hiện tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho phép người Việt thanh toán bằng các đồng tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin đối với dịch vụ của họ, như mua vé máy bay, nạp thẻ điện thoại BitRefill, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia, mua quần áo thời trang tại ASOS, mua hàng trực tuyến tại OverStock, OpenBazaar hoặc tại các Dark Net Market…Tại thời điểm cuối năm 2020, đã có trên 10000 máy Bitcoin ATM trên toàn cầu, phần lớn (7.567 máy) nằm tại Mỹ, ở Việt Nam có 7 máy.
Các hoạt động kinh doanh đầu tư tiền ảo với việc tham gia và hình thành các sàn giao dịch tại Việt Nam cũng diễn ra không ngừng. Trong đó vấn đề đáng lo ngại nhất là hoạt động của ICO đối với tiền ảo chưa được kiểm soát. Các hình thức ICO lừa đảo và ngày một biến tướng mang tính chất đa cấp đã gây ra nhiều hậu quả xấu nghiêm trọng cho xã hội.
Cùng với đó các tranh chấp liên quan đến tiền ảo cũng ngày càng gia tăng tại nước ta. Đây được xem là thách thức vô cùng lớn cho các nhà làm luật khi xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo hiện nay, cũng như giải quyết các vấn đề tranh chấp hoặc các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong thực tiễn.
Lời kết
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trên một dòng chảy mạnh mẽ và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang dần bắt kịp với xu hướng của thời đại. Trong xu hướng này tiền ảo đang là hiện tượng xã hội và các giao dịch đang diễn ra ngày càng nhiều tại nước ta. Và đặc biệt là tiền ảo đang thực sự tạo ra nhiều khó khăn và thách thức cho hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như luật tiền ảo Việt Nam.
Khó khăn ở việc quản lý, lo ngại trong việc lừa đảo, biến tướng mà tiền ảo mang lại. Dù có những thách thức trong quy định về tiền ảo, tuy nhiên có thể thấy tiền ảo ở Việt Nam vẫn đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ.
Đợi vn ra luật có mà vài năm nữa
Nói chung là thả lỏng, tới khi các nước có luật rõ ràng thì vn học theo cũng chưa muộn
thế lại hay nhà đầu tư kiếm ăn dễ, trade dễ nhưng bọn đa cấp lại dễ hoành hành ăn theo😅😅😅
ad có tài liệu hay ebook về blockchain ko cho mình xin với
trong link bài tài liệu có đó bạn
Cảm ơn bạn vì những thông tin vô cùng bổ ích này