Lừa đảo đa cấp Ponzi là cụm từ nóng trong những năm gần đây. Không ít mô hình lừa đảo kiểu như vậy đã bị phanh phui nhưng vì lòng tham nên vẫn có rất nhiều người mắc phải cạm bẫy Ponzi, lừa đảo đầu tư siêu lợi nhuận. Mô hình tam giác Ponzi dù đã cũ nhưng chua bao giờ hết hiệu quả trong giới lừa đảo.
Ponzi là gì?
Là một hình thức lừa đảo thu hút các nhà đầu tư. Trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước bằng tiền từ các nhà đầu tư sau.

Bản chất Ponzi dễ hiểu nhất là những kẻ tạo ra trò chơi sẽ dụ dỗ nhà đầu tư mới vào hệ thống. Đầu tư tiền bản thân và dụ dỗ, lôi kéo người chơi mới. Chúng dùng tiền người đến sau để trả lãi cho những người đầu tư trước đó. Cứ như vậy cho đến khi trò chơi đa cấp này sụp đổ do không có hoặc rất ít người chơi mới.
Mô hình này khiến nạn nhân tin rằng lợi nhuận đến từ việc bán sản phẩm hoặc các phương tiện khác, và họ vẫn không biết rằng các nhà đầu tư khác là nguồn tiền. Mô hình Ponzi có thể duy trì ảo tưởng về một doanh nghiệp bền vững miễn là các nhà đầu tư mới đóng góp quỹ mới, và miễn là hầu hết các nhà đầu tư không yêu cầu hoàn trả đầy đủ và vẫn tin tưởng vào tài sản không tồn tại mà họ có ý định sở hữu.
Lịch sử mô hình Ponzi
Charles Ponzi được hậu thế nhắc đến như là một trong những kẻ lừa đảo vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông được xem là cha đẻ của mô hình lừa đảo kim tự tháp. Mô hình này thường được áp dụng trong những hình thức đa cấp hay huy động vốn trá hình như hiện nay. Trong cuộc đời đầy tai tiếng của mình, Ponzi đã khởi nghiệp với 2,5 USD trong túi, 17 năm sau ông trở thành triệu phú với 15 triệu USD tương đương khoảng 348 triệu USD ngày nay và cuối cùng khi qua đời ông chỉ còn đúng 75 USD – đủ để thanh toán chí phí mai táng.

Charles Ponzi. Cha đẻ của mô hình lừa đảo Ponzi huyền thoại.
GÃ THẤT HỌC ĐI LÙA GÀ CẢ THẾ GIỚI BẰNG ĐA CẤP
Vào những năm 1920, Charles Ponzi đã thực hiện kế hoạch lừa đảo và trở nên nổi tiếng toàn nước Mỹ vì số tiền khổng lồ mà ông ta thu được. Kế hoạch ban đầu của ông ta dựa trên sự chênh lệch giá hợp pháp của các phiếu trả lời quốc tế cho tem bưu chính.
Ông tổ ngành đa cấp sớm bắt đầu chuyển hướng tiền của các nhà đầu tư mới để thanh toán cho các nhà đầu tư trước đó và cho chính mình. Không giống như những mô hình tương tự trước đó, Ponzi đã được báo chí tung hô ngay tại nước Mỹ và quốc tế. Nhưng rồi mô hình sụp đổ là một trong số những vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử mang tên mô hình Ponzi.
Và đó là cái kết của một trong những câu chuyện lên voi xuống chó nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại. Sau Ponzi sẽ còn rất nhiều Ponzi khác, đơn giản là vì con người ai cũng có lòng tham, nhưng ít người hiểu được rằng miếng phô mai miễn phí chỉ có trong bẫy chuột. Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhiều người vẫn ngây thơ nghĩ rằng có thể ngồi mát ăn bát vàng. Một khi con người còn lòng tham, đa cấp vẫn sống khỏe.
Mô hình Ponzi hoạt động thế nào?
Để mô hình Ponzi hoạt động trơn tru và kêu gọi được số tiền lớn đòi hỏi phải có sự tham gia cùng lúc của 3 đối tượng sau:
1. Schemer – Kẻ chủ mưu cho kế hoạch Ponzi
Là những kẻ đứng đầu, chủ mưu lập nên kế hoạch Ponzi để lừa đảo các nhà đầu tư. Những người này thường xây dựng một hình ảnh của doanh nhân thành đạt. Họ có tài ăn nói, và cũng cực thông minh.
2. Investor – Những nhà đầu tư
Investor là những nhà đầu tư có tiền và thứ họ quan tâm chỉ là lợi nhuận. Chấp nhận đi trước, chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các mô hình kinh doanh mới táo bạo.
Là những người tham gia đầu tiên bơm tiền vào hệ thống để nó bắt đầu hoạt động. Thu hút những nhà đầu tư khát máu khác tham gia hệ thống.
3. Ponzi Introducing Investor – Những người giới thiệu
Là những người tích cực đi giới thiệu tham gia đẻ có được hoa hồng. Lực lượng này rất đông đảo, làm việc hăng say tìm kiếm con mồi mà không quan tâm đến hậu quả.
Đây cũng là lực lượng chính để mô hình Ponzi trở lên lớn mạnh và phình to. Họ có kim chỉ nam là, càng giới thiệu nhiều người càng có tiền.
Kế Hoạch Ponzi – Mô Hình Lừa Đảo Nguy Hiểm Nhất Lịch Sử Thế Giới
Nhận biết các mô hình lừa đảo Ponzi
Những cách nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi rất dễ. Bạn chỉ cần chú ý các dấu hiện sau đây để tránh đầu tư thời gian và tiền bạc vào hình thức lừa đảo tài chính này.
1. Cam kết lợi nhuận khủng
Cam kết mức lợi nhuận cao là dấu hiệu đầu tiên mà các mô hình lừa đảo Ponzi đều có. Những năm gần đây mô hình này thường cam kết trả lãi theo ngày, theo tuần, theo tháng… 10%, 20%, 50%…
Bằng cách đưa ra múc lợi nhuận khủng những kẻ tạo ra cuộc chơi làm mờ mắt nhà đầu tư.
2. Không có hàng hóa hoặc hàng hóa chỉ là hình thức
Phần lớn các dự án Ponzi đều tạo nên những bánh vẽ tượng trưng. Thay vì tập trung vào sản phẩm chúng dành nhiều thời gian vào quảng cáo lợi nhuận, lãi suất.
Những lời hứa lợi nhuận làm cho những nhà đầu tư nhẹ dạ mau chóng rút tiền.
3. Giá sản phẩm bị đẩy lên không tưởng
Để thành công chúng thổi phồng chiếc bánh vẽ bằng cách đặt ra những mục tiêu không tưởng. VD: giá của đồng coin này sẽ nhân 10 nhân 100 lần trong vài tháng vài năm.
Chúng tập trung mạnh vào những lời bóng bẩy nhằm thuyết phục nhà đầu tư nhẹ dạ.
4. Đầu tư theo gói hứa hẹn hoa hồng, lãi
Đầu tư theo gói, và với số tiền bỏ vào càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều.
Nếu lôi kéo được thêm người chơi thì nhận hoa hồng. Ăn hoa hồng tiếp theo khi các cấp dưới dụ dỗ thêm được người tham gia.
5. Làm rắc rối mô hình kinh doanh.
Những kẻ cầm đầu mô hình cố gắng làm cho người tham gia cảm thấy mô hình này vô cùng lớn mạnh. Chúng cố gắng làm cho người tham gia không hiểu về mô hình kinh doanh.
Và ở thời đại 4.0 này thì chúng đánh vào những từ khóa như Blockchain, Bitcoin hay trí tuệ nhân tạo… Rất dễ thu hút và tạo niềm tin từ phía những nhà đầu tư.
Các vụ lừa đảo Ponzi nổi bật gần đây
1. Bitcoinnect

Bitcoinnect ra mắt vào tháng 11 năm 2016, được quảng bá là nền tảng cho vay lending áp dụng công nghệ Blockchain. Sau 1 năm thì Bitcoinnect được coi là dự án ICO thành công bật nhất lúc bấy giờ khi làm gia tăng tài sản lên 3000 lần cho nhà đầu tư. Ban đầu, giá chỉ có 0,12 USD nhưng sau đó đỉnh điểm lên 400USD/coin. Mô hình này cam kết trả lãi lên đến 1%/ngày.
Đến ngày 17 tháng 01 năm 2018, Bitcoinnect tuyên bố ngừng hoạt động thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng chẳng có công nghệ blockchain nào đứng đằng sau nó cả. Không có số liệu chính thức cho mô hình Ponzi này đã lừa đảo bao nhiêu nhưng ước tính con số trên dưới 3 tỷ USD.
2. Hextracoin
Mô hình Ponzi Hextracoin

Hextracoin cũng ăn theo mô hình cho vay bằng công nghệ blockchain giống như Bitcoinnect. Hextracoin cũng hoạt động theo mô hình Ponzi, cam kết trả lãi lên đến 48%/tháng. Một con số rất hời thời điểm đó cho các nhà đầu tư tiền ảo.
Thời điểm Bitcoinnect sụp đổ cũng là thời điểm Hextracoin tuyên bố ngừng hoạt động. Ước tính số tiền lừa đảo hơn 1 tỷ USD.
3. iFan
Quay lại thời điểm tháng 4 năm 2018, dư luận Việt Nam dậy sóng khi các nhà đầu tư lần lượt kéo đến trụ sở của công ty Modern Tech và tố cáo công ty này lừa đảo 15.000 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Cũng mánh cũ là cam kết trả lãi với mức lợi nhuận khủng, các nhà đầu tư rót tiền vào và mong nhận được mức lợi nhuận cao. Đến thời điểm hiện tại thì sự việc vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng do mô hình hoạt đông cực kỳ tinh vi và phần lớn là giao dịch tiền ảo.
Nên 15.000 tỷ đồng của nhà đầu tư xem như biến mất và không có khả năng thu hồi lại được.
4. Liên Kết Việt
Vụ lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt trong vòng 2 năm (2014 – 2015) nhưng lừa đảo hơn 68.000 người tham gia, số tiền lừa đảo lên đến hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Đây là những câu chuyện chắt lọc nhất về những thủ đoạn của các loại đa cấp biến tướng đang len lỏi vào thành thị lẫn nông thôn. Chúng móc tiền dành dụm tuổi già của ông bà công chức về hưu, chị nội trợ, xúi bẩy bác nông dân đi vay nặng lãi, nỉ non em sinh viên về quê nói dối để bòn mót tiền mẹ cha đổ vào đa cấp.
45 nghìn bà về hưu, chị nội trợ, bác nông dân, em sinh viên như thế đã cống 1900 tỷ đồng chỉ riêng cho 1 hệ thống đa cấp là Liên kết Việt.
Bộ sậu của Liên Kết Việt đã bị cơ quan công an khởi tố. Nhưng câu hỏi lớn nhất đặt ra là làm sao để hàng chục nghìn ông bà về hưu, chị nội trợ, bác nông dân hay em sinh viên nhận biết được các thủ đoạn tinh vi, giọng lưỡi ngọt nhạt mưa giầm thấm lâu của mạng lưới lừa đảo để giữ chặt được những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình?

Chủ tịch của Liên Kết Việt là ông Lê Xuân Giang đã cố tình đặt tên công ty là BQP hòng gây nhằm lẫn mối liên hệ giữa Liên Kết Việt và Bộ Quốc Phòng.
Đến cuối năm 2020, vụ án mới được đưa ra xét xử và tuyên án chung thân với ông Lê Xuân Giang tội lừa đảo, chiếm đoạt tiền người khác thông qua hoạt động mô hình Ponzi.
Có nên tham gia đầu tư Ponzi
Có lẽ bài viết đã đủ thông tin để bạn đưa ra quyết định CÓ hay KHÔNG. Trước khi muốn kiếm lời hãy học cách giữ tiền.
toàn bọn ham giàu nhanh mới sập bẫy thôi
+ ngu nữa chứ
Có bác nào cũng đã một thời đa cấp ponzi💢
rồi thoát khỏi cái ổ nhóm lừa đảo này giống em ko💢
ngu
chắc gì mày đã hơn người ta
Bitconnect nào😄
hôm nọ có bọn nói lại vụ bitcoinect hài vãi
Trước dính vào bọn my aladin, giờ mới thấy mình ngu quá
ai cũng một lần ngu
uhm
ngu dốt
nhận ra là tốt rồi fen
Những kẻ tạo ra hình thức Ponzi có kết quả thảm hại. Dù có kiếm được những đồng tiền bẩn thì họ cuối đời vẫn ngồi tù hoặc trốn chui trốn lủi.👮
Nếu có tài năng thì hãy cạnh tranh công bằng.
Đừng chỉ kêu gọi đầu tư, lùa gà rồi ỉa lên đầu F0
có ai còn nhớ Bitcoinnect😆
đồng dâm😆
mẹ cụ thắng tuấn cam
suốt ngày chìm đắm trong vũng lầy đa cấp
đa cấp lừa đảo thế mà cũng tin 😂
Chính xác
Nên
Tóm lại là nên tham gia. Mất tiền là cách nhanh nhất để khôn ra😆
Ngu thì cứ vất tiền vào market nó vả cho sml. Hết tiền mới chịu học nghiêm túc.
Vậy sao ko học nghiêm túc trước, mất ít để học rồi sau này chỉ vài lệnh là lời gấp vạn
Định xúc tiền trên internet về ai ngờ bị market xúc lại😂
thằng nào chả thế đến khi mất tiền rồi mới chịu học😂
chú lúc đầu tự tin vãi đái tới khi muốn học thì hết cmn tiền😂
thế thì lúc đầu mất ít thôi để còn có cái mà học
quan trọng là người mới không biết điều này
chỉ khi hết tiền rồi mới nhận ra bài học😁
Đòi dỡ nhà người ta về làm công trình phụ nhà mình. Ai ngờ mất cả mảnh đất 😂